Bí quyết trang trí cửa hàng Thiết bị Vệ sinh hút khách “nườm nượp”

Thứ Sáu, Tháng Một 25, 2019 08:32
5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)

Việc kinh doanh thiết bị vệ sinh hiệu quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có cách trang trí cửa hàng. Làm thế nào để có thể “khoe” hết nét đẹp của tất cả sản phẩm cho khách hàng chiêm ngưỡng, kích thích họ mua hàng là cả một “nghệ thuật” mà không phải ai cũng biết. Nếu bạn muốn tìm hiểu bí quyết đó là gì, hãy đọc bài viết này ngay nhé!

Trang trí cửa hàng thiết bị vệ sinh là cả một “nghệ thuật”

Nội dung chính

1. Phân loại thiết bị vệ sinh

Với hàng loạt các chủng loại thiết bị vệ sinh được nhập về, trước khi trang trí thì bạn cần phân loại một cách khoa học các mặt hàng sẽ bày bán trong cửa hàng của mình như: bồn cầu, lavabo, sen vòi, gạch ốp lát, bồn tắm, bồn nước, bình nóng lạnh, gương và các phụ kiện.

Đó là cách chia đơn giản nhất và phù hợp với nhất nếu cửa hàng của bạn chỉ phân phối thiết bị vệ sinh của một thương hiệu. Nếu như bạn bán hàng của nhiều thương hiệu thì có thể phân chia thêm cấp nhỏ hơn như: bồn cầu Inax, bồn cầu Toto, bồn cầu Cotto, bồn cầu American Standard… và đối với các loại khác cũng vậy.

Xem thêm: 5 thương hiệu thiết bị vệ sinh cao cấp nhất hiện nay

2. Chọn mặt hàng để trưng bày

Nếu bạn kinh doanh thiết bị vệ sinh của một thương hiệu thì quá dễ dàng rồi, đối với mỗi mặt hàng bạn có thể chọn số lượng tùy ý theo diện tích cho phép. Còn nếu nhiều thương hiệu thì lời khuyên dành cho bạn đó là chỉ nên chọn từ 2 – 3 thương hiệu đối với một mặt hàng mà thôi. Điều này giúp bạn tránh được việc giàn trải, trưng quá nhiều sản phẩm sẽ gây khó khăn cho việc tư vấn khi bán hàng. Việc lựa chọn này có 3 hướng:

– Chọn theo thị hiếu khách hàng: tức là bạn sẽ tìm hiểu xem thương hiệu nào hiện đang “được lòng” khách hàng nhất, hãy chọn sản phẩm của thương hiệu đó để khách thấy rằng cửa hàng bạn luôn cập nhật xu hướng của thị trường và sẵn sàng phục vụ theo thị hiếu của người tiêu dùng.

– Chọn theo phân khúc khách hàng: bạn chọn bộ sưu tập trưng bày bao gồm các sản phẩm có giá bán ở tầm cao cấp, tầm trung và bình dân. Điều này thể hiện sự đa dạng và phong phú sản phẩm tại cửa hàng của bạn, có thể phục vụ mọi đối tượng khách hàng.

Chẳng hạn như trưng bày sản phẩm bồn cầu: Bạn chọn 3 thương hiệu (theo cách thứ hai) như: Bồn cầu TOTO (dòng sản phẩm cao cấp), bồn cầu INAX (dòng sản phẩm cao cấp và trung bình), bồn cầu HC (dòng sản phẩm bình dân giá rẻ).

– Chọn theo tiêu chí hàng nội địa – hàng nhập khẩu: với cách chọn này, bạn sẽ phân ra thành 2 nhóm cụ thể và trưng bày sản phẩm theo các thương hiệu.

Bạn chỉ nên chọn một vài thương hiệu để trưng bài đối với mỗi mặt hàng

3. Cách trưng bày thiết bị vệ sinh

Có 3 phương án để bạn lựa chọn: trưng bày từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới và theo khu vực trưng bày. Đặc biệt, bạn cũng có thể lồng ghép các cách trưng bày với nhau chứ không nhất thiết phải chọn độc lập 1 phương án. Sau đây là cách bày trí sản phẩm của một showroom được kết hợp từ cả 3 phương án trên.

Xem thêm: Bật mí 5 thương hiệu thiết bị vệ sinh giá rẻ

Những showroom có cách bố trí thế này nhằm mục đích thu hút khách hàng ngay khi họ đứng bên ngoài cửa hàng. Từ ngoài nhìn vào, khách sẽ thấy toàn bộ sản phẩm trưng bày. Tuy nhiên, những thiết bị vệ sinh cồng kềnh như vách đứng, giá đỡ các thiết bị vệ sinh cao to sẽ được cất vào trong. Chúng ta hãy tìm hiểu từng bước thực hiện mẫu showroom này nhé!

Việc trưng bày sản phẩm có thể kết hợp nhiều phương án để tận dụng tối đa không gian showroom

– Bước 1: Giả sử showroom bạn chia không gian ra với mục đích: tập trung các sản phẩm nhỏ ở giữa, còn các giá kệ đỡ thiết bị cao lớn được đặt sát vào các bên tường. Như vậy, bạn có thể tận dụng làm mô hình không gian phòng tắm thu nhỏ ở khu vực sát tường để tránh bị che khuất tầm nhìn bởi các sản phẩm khác.

– Bước 2: Trưng bày những thiết bị vệ sinh nhỏ và ở tầm thấp ra giữa như: bồn cầu, chậu rửa mặt, tủ kệ theo hướng dịch dần ra ngoài. Bố trí như vậy vừa đảm bảo tính cân đối cho cả bố cục thiết kế, vừa ra lối đi thông thoáng cho khách hàng.

– Bước 3: Quan sát không gian từ trên xuống dưới để tận dụng triệt để các không gian sát tường. Bạn có thể bố trí các thiết bị có thể treo được như: bình nóng lạnh treo lên trên, rồi đến chậu rửa, phía dưới là vòi sen, lavabo, phụ kiện và bồn cầu. Có thể thấy, mỗi khu vực đều được quy hoạch cụ thể để tận dụng tối đa không gian showroom.

– Bước 4: Đánh giá lại showroom một cách tổng thể bằng cách: đứng ở các vị trí khác nhau trong cửa hàng và cả bên ngoài cửa để quan sát, nếu ở bất kỳ đâu mà bạn vẫn có thể nhìn thấy toàn bộ showrom thì xem như bạn đã hoàn thành.

Xem thêm: Thiết bị vệ sinh: Chọn bồn cầu hãng nào là tốt nhất?

Điểm nổi bật của mẫu cửa hàng này là đạt được mục tiêu gây ấn tượng đầu tiên với khách hàng, giúp họ có thể nhìn ngắm được tất cả sản phẩm dù chưa bước vào bên trong. Đồng thời, việc bố trí, sắp xếp khoa học các thiết bị vệ sinh làm cho không gian showroom rộng rãi và thoáng đãng hơn, tạo nên một tổng thể hài hòa nhất. Khách hàng cũng có thể đến ngay chỗ mình cần xem sản phẩm một cách dễ dàng bởi lối đi khá rộng rãi.

Mặt khác, nhân viên của cửa hàng cũng có thể quan sát bao quát mọi ngóc ngách, tránh bỏ quên hay bỏ sót khách hàng ghé thăm. Do đó, kiểu bày trí showroom này cũng giúp ích không nhỏ đến khâu tư vấn và chăm sóc khách hàng của bạn.

Xem thêmCách bố trí thiết bị vệ sinh giúp gia chủ bình an, phát tài

Nếu bạn đang chuẩn bị mở cửa hàng bán thiết bị vệ sinh và loay hoay chưa biết cách bố trí sản phẩm như thế nào. Hoặc bạn chưa hài lòng với cách trưng bày sản phẩm hiện tại ở showroom mình thì có thể áp dụng thử mô hình này nhé! Đảm bảo khách hàng sẽ ghé thăm nườm nượp cho mà xem!


Thêm bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.