Bố trí và sử dụng Thiết bị Vệ sinh: Có nên học hỏi người Nhật?

Thứ Sáu, Tháng Một 25, 2019 08:44
5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Xưa nay, người Nhật nổi tiếng yêu thích sự sạch sẽ và rất kỹ tính. Và nếu như bạn đã từng đến đất nước này, bạn sẽ thấy rằng họ không xây toilet chung với phòng tắm và hiển nhiên các thiết bị vệ sinh cũng được bố trí theo cách riêng. Vì sao lại như thế? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay cách bố trí và sử dụng thiết bị vệ sinh trong bài viết sau đây nhé!

Bố trí và sử dụng Thiết bị Vệ sinh

Người Nhật xây dựng tách biệt hoàn toàn phòng tắm và nhà vệ sinh

Nội dung chính

Phòng tắm là chốn “thiên đường” của người Nhật

Ở Việt Nam, việc bắt gặp nhà tắm và nhà vệ sinh chung với nhau là điều vô cùng bình thường nhưng ở Nhật thì không phải thế, 2 phòng này hoàn toàn tách biệt nhau. Đối với người ở đất nước mặt trời mọc này thì phòng tắm được xem là chốn “thiên đường” vì đây là nơi họ thư giãn mỗi ngày để lấy lại tinh thần. Do vậy, hầu như gia đình người Nhật nào cũng đầu tư phòng tắm khang trang, tiện nghi nhất có thể. Nhưng đó không phải là lý do chính giải thích vì sao người Nhật lại tách riêng phòng tắm và nhà vệ sinh. Đó là cả một “bí mật” sắp được “bật mí” ngay sau đây, đó là:

Thứ nhất, việc bày trí như vậy sẽ tôn trọng quyền riêng tư cá nhân của mỗi thành viên trong nhà. Bố trí tách riêng phòng tắm ra để mọi người không phải tranh nhau sử dụng các thiết bị vệ sinh, chẳng hạn như khi người này muốn đi vệ sinh trong khi người kia chỉ có nhu cầu đánh răng rửa mặt mà thôi.

Thứ hai, người Nhật dùng toàn thiết bị vệ sinh hiện đại và rất “tối tân” nên nhà vệ sinh cần được giữ khô, không thể sử dụng một cách “xô bồ” để đảm bảo cho thiết bị hoạt động tốt, nâng cao độ an toàn cho người sử dụng.

Thứ ba, việc tách riêng 2 phòng sẽ để các thiết bị vệ sinh vào “đúng vị trí” và chức năng của nó, bạn không thể đi toilet khi tắm, điều đó sẽ giúp giảm thiểu lượng vi khuẩn từ bồn cầu nhà vệ sinh phân tán ra môi trường xung quanh.

Bố trí Thiết bị Vệ sinh

Người Nhật xem phòng tắm là chốn “thiên đường” và đầu tư rất khang trang

Cách bố trí và sử dụng thiết bị vệ sinh của Người Nhật vô cùng hiện đại

Một điều thú vị có lẽ bạn chưa biết đó là có khoảng 80% gia đình ở Nhật dùng thiết bị vệ sinh “tối tân” như: bồn cầu thông minh có nhiều chức năng tự động, tự phun rửa khi ngồi, sưởi ấm, phát nhạc tự động…

Dù chúng đem lại nhiều tiện lợi trong cuộc sống nhưng việc vận hành không phải điều đơn giản. Hay nói khác hơn, càng hiện đại thì càng có yêu cầu cao hơn về môi trường bảo quản, bảo dưỡng. Bất kỳ một sơ suất nhỏ nào như thiết bị bị nước bắn vào cũng có thể gây ra sự cố điện giật, cháy nổ khi sử dụng. Điều đó bắt buộc nhà vệ sinh phải khô ráo tuyệt đối. Đúng là càng hiện đại cũng vô cùng “hại điện” đúng không nào!

Xem thêm: Top 5 thiết bị vệ sinh cho phòng tắm hiện đại

Ngoài ra, các thiết bị vệ sinh được lắp trong nhà vệ sinh cũng được người Nhật chọn theo phong cách riêng như: kiểu Nhật, kiểu Tây và kiểu đa chức năng. Trong đó:

– Nhà vệ sinh kiểu Nhật: sử dụng loại vệ sinh xí bệt kiểu truyền thống xa xưa. Ngày nay, rất ít gia đình sử dụng loại này, chủ yếu được bố trí ở những nơi công cộng.

– Nhà vệ sinh kiểu Tây: sử dụng bồn cầu xả. Đây là loại được dùng phổ biến hiện nay.

– Nhà vệ sinh đa chức năng: các thiết bị vệ sinh đa dạng được bố trí ưu tiên phục vụ cho các đối tượng “đặc biệt” như: trẻ em, người đi xe lăn, người có hậu môn nhân tạo,… Tuy nhiên, người bình thường vẫn có thể sử dụng được.

Người Nhật có thói quen “sống cực xanh”

Không chỉ nhà vệ sinh phải thật sạch mà phòng tắm của người Nhật cũng luôn sáng bóng. Việc sử dụng các thiết bị vệ sinh phòng tắm phải đảm bảo 2 yếu tố đó là: tiết kiệm nước và vệ sinh tốt. Hay nói cách khác người Nhật có thói quen sống gắn liền với việc bảo vệ môi trường, tái sử dụng nước mỗi ngày. Một minh chứng thú vị đó là phần nước tắm xong trong bồn tắm sẽ được sử dụng lại nhiều lần. Bồn tắm được xem là nơi phải giữ sạch sẽ, không được bám bẩn vì nước trong bồn sẽ dùng cho tất cả các thành viên trong gia đình bất kể người già hay trẻ nhỏ. Đó chính là lý do mà trước khi được ngâm mình vào bồn tắm, người Nhật phải trải qua “khâu” làm sạch cơ thể trước với vòi hoa sen để loại bỏ bớt chất bẩn bám trên người. Có như vậy thì mới đảm bảo nước tái sử dụng có độ sạch tiêu chuẩn. Chính vì lẽ đó mà trong phòng tắm của các gia đình Nhật luôn được trang bị đồng thời bồn tắm và sen tắm.

Thêm một điều thú vị nữa đó là phần nước trong bồn tắm sau khi đã được sử dụng qua nhiều lần vẫn chưa được bỏ đi. Câu hỏi đặt ra là họ còn có thể dùng nước đó để làm gì? Đó là giặt quần áo ở nước đầu tiên, để lau nhà hoặc rửa đường phố,… đúng là một sự tận dụng triệt để đúng không nào! Thiết nghĩ đây là đức tính tốt mà chúng ta nên học hỏi ở người Nhật, việc sử dụng hiệu quả nguồn nước sạch có ý nghĩa to lớn trong mục tiêu xây dựng môi trường xanh của thế giới, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước đang dần cạn kiệt.

 Bố trí và sử dụng Thiết bị Vệ sinh 1

Trước khi ngâm mình vào bồn tắm, người Nhật bắt buộc phải tắm sạch với vòi sen trước

Xem thêm: Kinh nghiệm chọn mua Thiết Bị Vệ Sinh ĐẦY ĐỦ NHẤT – Sơn Mỹ

Đúng là cái gì cũng có nguyên do của nó đúng không nào! Thật sự việc tách biệt nhà vệ sinh và phòng tắm thoạt nghe có vẻ hơi lạ nhưng lại thể hiện sự tinh tế của người Nhật. Bên cạnh đó, việc sử dụng cách bố trí và sử dụng thiết bị vệ sinh đề cao tính tiện nghi, an toàn và tiết kiệm của người Nhật cũng là một điều chúng ta có thể học hỏi.


Thêm bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.