Bí quyết khởi nghiệp với Thiết bị Vệ sinh thành công!

Thứ Sáu, Tháng Một 25, 2019 08:22
5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Muốn kinh doanh khởi nghiệp với thiết bị vệ sinh chắc chắn không phải là một quyết định đơn giản vì đây là lĩnh vực đang có sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Để thành công, bạn phải có sự chuẩn bị chu đáo từng chút một về: chọn sản phẩm để kinh doanh, chiến lược kinh doanh, vốn,… Hãy tham khảo những gợi ý dưới đây để có thêm kiến thức và kinh nghiệm cho hành trình của mình nhé!

Xem thêmThiết bị vệ sinh là gì?

Nội dung chính

Chọn sản phẩm kinh doanh chất lượng tốt

Điều đầu tiên bạn muốn khởi nghiệp là phải trả lời được câu hỏi: “Bạn muốn bán mặt hàng gì? Đa dạng hay chỉ chuyên một chủng loại?”. Điều quan trọng nữa là phải chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín, có chất lượng tốt. Điều đó quyết định sự thành bại của bạn vì không một người tiêu dùng nào muốn mua hàng kém chất lượng cả. Nếu bạn không muốn việc kinh doanh của mình “sớm nở tối tàn” thì hãy đầu tư tìm hiểu sản phẩm thật cẩn thận.

Hãy chọn thiết bị vệ sinh có chất lượng tốt để kinh doanh

Xác định quy mô kinh doanh

Hiện nay, việc kinh doanh hàng hóa nói chung và thiết bị vệ sinh nói riêng đều có các hình thức khởi nghiệp phổ biến như: thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty, cửa hàng gia đình,… Do đó, bạn phải xác định được “vị trí nào cho bạn”. Sau khi chắc chắn về mô hình kinh doanh, hãy bắt đầu tìm hiểu về các thủ tục đăng ký như thế nào với cơ quan quản lý. Nếu bạn không rành về vấn đề pháp lý thì có thể nhờ các dịch vụ tư vấn hỗ trợ để tránh những phiền hà không đáng có về sau.

Vốn kinh doanh thiết bị vệ sinh

Muốn kinh doanh bất kỳ loại sản phẩm nào, ngành nghề nào thì điều kiện đầu tiên là phải đáp ứng đủ vốn. Không chỉ có vốn để mở cửa hàng, mua thiết bị,.. mà bạn phải dự tính luôn cả số vốn để duy trì lượng hàng hóa và hoạt động của cửa hàng trong giai đoạn đầu chưa được nhiều khách hàng biết đến. Có thể khái quát cho dễ hiểu hơn là đồng vốn kinh doanh được chia thành 2 dạng: vốn cố định (vốn bỏ ra để mở cửa hàng) và vốn lưu động (vốn duy trì hoạt động).

* Vốn kinh doanh thiết bị vệ sinh cố định

Vốn cố định là tất cả giá trị tài sản mà bạn có để dùng trong việc kinh doanh, thường là những tài sản có giá trị lớn. Loại vốn này được dùng lâu dài qua nhiều chu kỳ hoạt động, sản xuất. Nếu bạn muốn mở một cửa hàng thiết bị vệ sinh thì vốn cố định bạn bỏ ra bao gồm các khoản chi:

  • Chi phí thuê mặt bằng: thường có 2 dạng là chỉ cho thuê đất trống hoặc cho thuê đất + cửa hàng có sẵn.
  • Chi phí đầu tư cơ sở vật chất: trường hợp bạn thuê được mặt bằng chỉ có khu đất trống thì chi phí này phải dự trù cao vì phải xây dựng hẳn một cửa hàng (showroom) mới hoạt động được. Bên cạnh đó, còn phải đầu tư các loại thiết bị, máy móc khác như: bàn ghế, máy in, máy tính, đồ dùng văn phòng, hóa đơn, …
  • Chi phí nhập thiết bị về để bán
  • Chi phí làm giá kệ để trưng bày
  • Chi phí trưng bày cửa hàng
  • Chi phí thuê nhân viên
  • Chi phí sinh hoạt điện nước hàng tháng
  • Chi phí khác….

Nhìn chung, các chi phí kể trên đều có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, chi phí được đánh giá quan trọng nhất đó là chi phí nhập hàng về. Thử nghĩ xem nếu bạn không đủ tiền để nhập loại hàng có chất lượng tốt hay sản phẩm trưng bày thưa thớt thì dù cơ sở vật chất có “tối tân” thế nào thì cũng không đem lại hiệu quả cho việc kinh doanh.

>> Xem thêm: Báo giá thiết bị vệ sinh INAX

* Vốn kinh doanh thiết bị vệ sinh lưu động

Vốn lưu động hay còn gọi là vốn xoay vòng dùng để phục vụ nhu cầu hoạt động hàng ngày của cửa hàng. Nếu bạn dùng sạch số tiền của mình đầu tư vào cửa hàng mà không có một khoản tiền “dự bị” thì đây quả là điều bất trắc, nó sẽ đem lại rủi ro rất lớn cho chính bạn và hoạt động của cửa hàng. Vì sao lại nói như vậy?

Nguyên nhân rất đơn giản là vì trong công việc kinh doanh, bạn sẽ không thể tránh khỏi việc thu hồi vốn chậm vì nhiều lý do khác nhau như: do đối tác thanh toán chậm, hoặc do thỏa thuận các bên chỉ thanh toán trước một phần và phần còn lại khi nào hoàn thành công trình mới thanh toán,… Trong khi đó, cửa hàng của bạn đang thiếu hàng hóa trầm trọng, và tệ hại hơn nữa là sắp đến hạn trả lương cho nhân viên, điện nước sinh hoạt,… Nếu gặp trường hợp đó mà bạn không có số tiền “dự bị” kia thì sẽ lâm vào tình trạng khốn đốn ngay. Bởi thế, hãy luôn giữ cho mình đồng vốn lưu động chắc chắn nhé!

Biết cách quản trị tài chính

Bên cạnh những yếu tố trên, bạn cần trang bị kiến thức và kỹ năng về quản trị tài chính. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, dù bạn có vốn mạnh, thu lợi cao nhưng không biết cách quản lý thì cũng không phát huy được hiệu quả, có khi mọi thứ sẽ trở về con số 0 tròn trĩnh mà thôi.

Chính vì vậy, đừng quá lo lắng về việc mình có vốn nhỏ, không sao cả vì mọi thành quả lớn đều được tích lũy từ những cái nhỏ nhất. Quan trọng là phải biết cách tính toán làm sao để 1 đồng vốn phải ít nhất thu về 1 đồng lời thì công việc làm ăn của bạn mới có thể duy trì và phát triển lâu dài.

Quản trị tài chính giỏi là “chìa khóa” của sự thành công!

Chiến lược kinh doanh thiết bị vệ sinh

Không phải xây dựng showroom hoành tráng, trưng bày sản phẩm lên là bạn sẽ bán được hàng. Hãy vạch ra cho mình chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. Trong đó, đừng quên tìm hiểu và đánh giá thị hiếu của khách hàng và đặc biệt chú trọng khâu quảng cáo thương hiệu. Nếu không tự thực hiện thì bạn có thể thuê các dịch vụ marketing chuyên nghiệp để đạt hiệu quả cao nhé!

Xem thêm: Thiết bị vệ sinh: Vì sao hàng Việt “lên ngôi”?

Trên đây là chia sẻ về những gì bạn phải chuẩn bị để khởi nghiệp với ngành thiết bị vệ sinh. Có câu: “Trăm người bán, vạn người mua”, chỉ cần kiên nhẫn học hỏi để trang bị những vốn luyến cần thiết thì sợ gì mà không thành công đúng không nào!


Thêm bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.